3 loại chất gây ung thư “núp” trong các dụng cụ nhà bếp
Trong căn bếp của mỗi gia đình, có khi cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe. Dưới đây là 4 loại chất ung thư ẩn giấu trong các loại dụng cụ ở nhà bếp, cảnh báo mọi người cần chú ý.
Xem thêm: Tận dụng không gian trên đầu tủ bếp thật hữu ích / Thủ thuật biến căn bếp nhà bạn trở nên “thông minh” hơn bao giờ hết
1. Thớt gỗ
Nếu thớt gỗ không được làm sạch thường xuyên, dư lượng thực phẩm còn sót lại sẽ bị hỏng và trong môi trường ẩm ướt sẽ sinh sản Aspergillus flavus, tạo ra aflatoxin có độc tính cao, có thể gây ung thư. Aflatoxin là một chất cực độc, độc hại gấp 68 lần so với asen và là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất mà chúng ta biết, 1 milligram là có thể gây ung thư.
Làm thể nào để rửa sạch thớt? Có 2 phương pháp làm sạch được kiến nghị sử dụng:
Sử dụng chanh và muối: Bạn có thể làm sạch thớt gỗ nhanh chóng bằng cách trộn nước chanh với muối và dùng hỗn hợp đó làm ướt mặt thớt. Sau đó, sử dụng miếng chanh đã vắt chà đều trên bề mặt tấm thớt. Sau đó rửa sạch lại với nước và để nơi khô ráo.
Sử dụng baking soda: Baking soda có tác dụng rất tốt trong việc tẩy mốc và làm sáng bóng đồ dùng bằng gỗ. Trộn hỗn hợp baking soda với nước ấm rồi bôi lên bề mặt thớt, sau đó phơi nắng khoảng nửa tiếng, cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước.
2. Miếng rửa bát kém chất lượng, bộ đồ ăn nhựa giả sứ: Formaldehyd
Có một số bộ đồ ăn nhựa giả sứ và miếng rửa bát kém chất lượng được bán trên thị trường, trong đó chứa lượng formaldehyd vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng, gây hại cho cơ thể con người, có thể dẫn đến ung thư. Formaldehyd từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là một chất gây ung thư và gây quái thai. Ngay cả tiếp xúc lâu dài với formaldehyd liều thấp cũng có hại, và tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra các bệnh hô hấp mãn tính, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm trí nhớ…
Hơn nữa, nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Yokohama ở Nhật Bản cho thấy việc giải phóng formaldehyd là một quá trình chậm và lâu dài. Thời gian kéo dài từ 10 – 15 năm, điều này sẽ gây ra tác hại lâu dài và không thể khắc phục đối với cơ thể con người.
Vậy nên làm thế nào? Khi mua các sản phẩm như bộ đồ ăn hoặc miếng rửa bát đĩa không nên lựa chọn những nhãn hàng với giá quá rẻ, và cần xem kỹ các thành phần trong sản phẩm.
3. Máy hút mùi: Cặn dầu
Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu máy hút mùi không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, không chỉ khiến khí thải không được thoát ra ngoài một cách thuận lợi, hơn nữa cặn dầu sau khi bị đốt nóng còn có thể sản sinh ra các chất gây ung thư. Nếu các loại khí này không được thải ra ngoài sớm, thời gian dài con người hấp thụ vào cơ thể, sẽ gây hại cho hệ hô hấp và gây ung thư phổi.
Vậy chúng ta phải làm sao? Bình thường máy hút mùi cần phải làm sạch sau 6 tháng sử dụng, nếu khói dầu tương đối nhiều, chu trình làm sạch càng phải rút ngắn. Sau khi nấu ăn xong, không được tắt máy hút mùi ngay tức khắc, để máy hút mùi tiếp tục chạy từ 3-5 phút để đảm bảo khí độc đã được thải ra ngoài hoàn toàn. Nấu ăn là một hoạt động có thể khiến tình cảm gia đình trở nên đầm ấm hơn. Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải chú ý đến sức khỏe và sự an toàn.
Nguồn: qpconcep.com